1. Nguyên nhân và triệu chứng của ho khan
Ho khan là khác với ho có đờm bởi không tiết ra đờm hoặc dịch nhầy. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em hay người lớn. Ho khan kéo dài và không điều trị dứt điểm có thể do những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm. Do đó, trước khi tìm hiểu cách trị ho khan, bạn nên biết nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp để nhận biết tình trạng sớm.
Nguyên nhân gây ho khan
Ho khan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là:
- Do vi khuẩn, virus gây bệnh như phế cầu khuẩn, ho gà, Haemophilus influenzae,... Đặc biệt, vi khuẩn lao có thể gây ra các triệu chứng ho khan dai dẳng kéo dài, thậm chí ho ra máu.
- Do môi trường sống: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa và các hạt hóa học (sulfur dioxide hoặc nitric oxide).
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết hanh khô hoặc quá lạnh làm tăng kích ứng của đường thở dẫn đến ho khan.
- Nói nhiều, nói to quá: Một số công việc như giáo viên, ca sĩ,... phải nói nhiều, hoặc hò hét to, dễ dẫn đến khàn tiếng. Nếu tình trạng này không chăm sóc, giữ gìn đúng cách cũng có thể gây ra viêm nhiễm dẫn đến cảm giác ngứa, rát cổ họng và ho khan liên tục.
- Hậu Covid-19: Ho khan là triệu chứng ban đầu và hậu của Covid- Có khoảng 70% bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng ho khan, sốt, khó thở.
- Hút thuốc lá: Chất độc của thuốc lá làm cho các nhung mao bị tê liệt và làm mất chức năng bảo vệ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây bệnh đường hô hấp dẫn đến ho khan.
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ho khan
Triệu chứng
Bệnh nhân bị ho khan thường gặp những biểu hiện như sau:
- Ho khan kéo dài liên tục từ 7 - 10 ngày đi kèm là tình trạng hơi thở kém, hụt hơi.
- Cổ họng đau rát họng và ngứa họng do bị kích thích.
- Có thể ợ chua, có vị chua ở họng, nhất là đối với bệnh nhân ho khan do trào ngược dạ dày.
- Ho nhiều vào ban đêm.
- Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, đau nhức tai, sốt phát ban, khàn tiếng.
Trường hợp ho khan kéo dài và chuyển biến nặng, người bệnh có hiện tượng ho ra máu hoặc chất nhầy màu xanh lá cây, thở khò khè, thở gấp, khó thở, sốt trên 38 độ, khó nuốt, tăng huyết áp,… Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ho khan có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng tùy nguyên nhân và mức độ bệnh lý
2. Bỏ túi 5 cách trị ho khan đơn giản tại nhà
Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng ho khan khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa, khó chịu, kích thích cổ họng và gây khàn tiếng. Để giảm cảm giác khó chịu, bạn có thể tham khảo 5 cách trị ho khan bằng nguyên liệu tự nhiên dưới đây.
Cách trị ho khan với mật ong
Mật ong được xem là “trợ thủ đắc lực” để làm dịu cổ họng, giảm các kích thích dẫn đến ho khan. Đôi với những trường hợp ho có đờm, bạn cũng có thể sử dụng mật ong để điều trị vì có tác dụng long đờm hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng ho khan, bạn chỉ cần pha một muỗng mật ong với trà hoặc nước ấm để uống mỗi ngày. Nếu vắt thêm nửa quả chanh thì hiệu quả điều trị sẽ tăng lên đồng thời cơ thể cũng được bổ sung Vitamin C, hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Dùng thảo mộc
Với khả năng chống viêm, giảm sưng phù, các loại thảo mộc như xạ hương, bạc hà, rễ cam thảo, nghệ, tỏi,… được sử dụng như cách trị ho khan hiệu quả ngay tại nhà. Bạn có thể thêm các loại thảo mộc này khi nêm nếm, chế biến thức ăn hoặc pha với trà ấm để uống mỗi ngày.
Rễ cam thảo là một trong những nguyên liệu được sử dụng để trị ho khan
Ăn dứa
Một trong những cách trị ho khan đơn giản mà ít ai biết đó là ăn hoặc uống nước ép dứa. Trong dứa có chứa thành phần Bromelain có tác dụng chống viêm và làm dịu các phản ứng kích thích đồng thời pha loãng chất nhầy trong cổ họng, nhờ đó giảm ho hiệu quả. Tuy nhiên, một lưu ý là bạn không nên ăn dứa lấy trực tiếp từ tủ lạnh hoặc thêm đường, đá khi uống nước ép.
Trị ho khan bằng gừng
Gừng là một trong những thảo dược thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có ho khan. Để khắc phục tình trạng ho khan, gừng tươi bạn rửa sạch rồi cắt vài lát cho vào nước nóng để vài phút rồi uống. Có thể pha trà gừng kết hợp mật ong và chanh để đạt hiệu quả tốt hơn và tăng hương vị.
Lá húng chanh chữa ho khan
Lá húng chanh hay lá tần cũng được dùng để chữa ho khan tại nhà. Sau khi rửa sạch thì bạn cắt nhỏ lá húng chanh, cho vào chén, thêm một ít đường phèn rồi chưng cất thủy để ăn. Nếu bạn không ăn được lá húng chanh thì có thể vắt lấy nước uống. Với cách này, triệu chứng ho khan sẽ giảm rõ rệt sau 3 - 5 ngày.
Trên đây là những cách trị ho khan đơn giản, dễ làm mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, những cách này chỉ được áp dụng với những trường hợp ho nhẹ, ngắn ngày hoặc hỗ trợ điều trị ho khan. Nếu tình trạng nghiêm trọng và kéo dài từ 7 ngày trở lên, bạn cần tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Không tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Khám và điều trị chuyên khoa nếu tình trạng ho khan kéo dài và nghiêm trọng
Nếu bạn đang bị ho khan thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên môn, tay nghề giỏi và giàu kinh nghiệm thăm khám, điều trị bệnh. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 để được giải đáp thắc mắc.